Bột Ngũ Vị Hương Vianco hiệu Con Nai được sản xuất 100% nguyên chất từ nguyên liệu thiên nhiên.
Mô Tả:
Bột Ngũ Vị Hương là một trong những loại gia vị phổ biến tại Việt Nam và Châu Á. (1)
Đặc biệt bột ngũ vị hương hiệu con nai luôn là lựa chọn được sự tín nhiệm của nhiều nhà nội trợ tại Việt Nam trong suốt 60 năm qua
Bột ngũ vị hương và bột cà ri thường được sử dụng và chế biến trong nhiều món ăn. Thói quen sử dụng bột ngũ vị hương và bột cà ri khác nhau tùy theo phương thức nêm nếm của mỗi người.
Bột Ngũ Vị Hương Hiệu Con Nai Vianco:
Bột ngũ vị hương hiệu con nai là một thương hiệu nổi bật với hình ảnh con nai trên bao bì, là một trong những sản phẩm đặc biệt được sự tín nhiệm của hàng triệu người Việt Nam xuyên suốt hơn 60 năm qua.
Ngũ vị hương (trong tiếng Trung gọi là 五香粉-ngũ hương phấn) là một loại gia vị tiện lợi dùng trong ẩm thực của người Trung Hoa hay Việt Nam, đặc biệt hay dùng trong ẩm thực của người Quảng Đông. Nó bao gồm năm loại vị cơ bản trong ẩm thực là: mặn, ngọt, chua, cay, đắng.
Thành Phần:
Thành phần của ngũ vị hương không giống nhau trong từng loại công thức pha chế. Nó có thể bao gồm bột của các loại thực vật sau:
sơn tiêu (hay hoa tiêu hoặc xuyên tiêu, thuộc chi Zanthoxylum), (peppercorns)
nhục quế (Cinnamomum aromaticum), hoặc quế,
đại hồi (Illicium verum), (star anises)
đinh hương (Syzygium aromaticum), (cloves)
tiểu hồi hương (Pimpinella anisum). ( fennel seed)
Tuy nhiên, người ta cũng có thể dùng một công thức pha chế khác bao gồm nhục quế, hồ tiêu (Piper nigrum), đinh hương, tiểu hồi hương và đại hồi. Nó được sử dụng trong các món ăn (vịt, bò) quay hay hầm hay các món cà ri.
Đặc Tính:
Bột ngũ vị hương bán trên thị trường có thể có thêm bột ớt hay gừng. Ngũ vị hương đóng gói sẵn ở Việt Nam thường có: đại hồi, đinh hương, nhục quế, ngọc khấu, hồ tiêu, trần bì (tức vỏ quýt (Citrus reticulata) phơi khô tán thành bột), hạt ngò, thảo quả (Amomum hongtsaoko), hạt điều để tạo màu đỏ. Ngoài ra, còn có vài công thức ngũ vị hương khác như: hạt ngò, tiểu hồi, bạch đậu khấu (Amomum kwangsiense hay A.kravanh/compactum), hồ tiêu.
Công thức chế biến ngũ vị hương dựa trên nền tảng triết học Trung Hoa cổ về sự cân bằng âm-dương trong thực phẩm.
Bột ngũ vị hương hiệu con nai vừa là sự hòa quyện khéo léo giữa triết lý âm dương – ngũ hành đã in sâu trong văn hóa Việt, vừa là sự phản chiếu chính xác các cung bậc tình cảm của con người Thành phần của ngũ vị hương không giống nhau. Mỗi vùng miền lại có một cách pha chế khác nhau, phụ thuộc vào khẩu vị và đặc sản địa phương
Tại Hawaii, một số khách sạn có các lọ đựng ngũ vị hương ngay trên bàn ăn.
Nguồn gốc chính xác của ngũ vị hương (tiếng Trung là “ngũ hương phấn”), hay người tìm ra nó, đã bị lãng quên trong lịch sử. Vậy thì bột ngũ vị hương gồm những gì mà có sự cuốn hút đến vậy?
Người ta cho rằng các đầu bếp Trung Quốc ngày xưa đã cố gắng tìm ra loại gia vị “hoàn hảo”, bao gồm đầy đủ 5 yếu tố: chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Sau đó, một cách tình cờ, họ đã kết hợp được năm loại gia vị khác nhau thành một, và cảm nhận được sức mạnh của loại gia vị mới này trong việc làm các món ăn trở nên sinh động, đậm đà. Ngũ vị hương được dùng nhiều ở Quảng Đông và dần lan rộng sự ảnh hưởng của mình trong văn hóa ẩm thực Phương Đông.
Bột ngũ vị hương hiệu con nai trở thành sự lựa chọn đầy tin tưởng của nhiều nhà nấu ăn không chỉ vì thành phần nguyên liệu thiên nhiên thuần nhất, mà trên hết đó chính là chất lượng.
Công Dụng:
Bột ngũ vị hương chủ yếu dùng cho khâu sơ chế nguyên liệu nấu ăn trước khi nấu, dùng để ướp và thấm ngũ vị vào nguyên liệu. Chính bởi điều này, mà bột ngũ vị hương thường dùng với các món nướng, vì trở thành nguyên liệu ướp lúc sơ chế để tăng độ đậm đà của nguyên liệu.
Các món nướng phổ biến như gà nướng, ba chỉ nướng, thịt rán…. Luôn được nhiều người nấu ăn quan tâm.
Những món chiên, với nguyên liệu là thịt cũng thường được sử dụng kết hợp với bột ngũ vị hương theo liều lượng tinh chỉnh vừa phải.
Yếu tố âm dương ngũ hành và ngũ vị tương thông luôn là tiêu chí và đặc điểm nổi bật của bột ngũ vị hương, thể hiện rõ qua các thành tố cấu tạo nên thành phần của bột.
Ngoài năm loại gia vị truyền thống nêu trên, còn rất nhiều cách kết hợp khác để tạo nên ngũ vị hương. Một công thức thông dụng bao gồm nhục quế, hồ tiêu, đinh hương, tiểu hồi hương và đại hồi. Một số bột ngũ vị hương bán trên thị trường sẽ có thêm bột ớt hay gừng.
Triết lý âm dương – ngũ hành đã in sâu vào truyền thống văn hóa người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung. Đó là triết lý của sự cân bằng, đủ đầy, hài hòa, tượng trưng cho tính cách nghề nông chất phác thích yên bình, ổn định. Trong ẩm thực cũng thế, người Việt chuộng tính hài hòa giữa các vị, mỗi vị một tí, tạo nên sự đậm đà và dễ chịu hơn là quá nồng ở một vị riêng.
Đông Y cho rằng, ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ như sau: vị chua thuộc Mộc vào tạng Can, vị cay thuộc Kim vào tạng Phế, vị mặn thuộc Thủy vào tạng Thận, vị ngọt thuộc Thổ vào tạng Tỳ, vị đắng thuộc Hỏa vào tạng Tâm. Chuộng vị nào sẽ bổ cho tạng đó. Người xưa tin rằng, ngũ hành tương sinh tương khắc, chuyển hóa qua lại, là nguồn gốc của sự vận động vũ trụ và bên trong con người. Chính vì thế, nếu cân bằng được ngũ vị, sẽ đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, ngũ tạng được bồi bổ, sức khỏe dài lâu.
Một món ăn ngon, với người Việt, còn phải chú ý đến sự cân bằng âm – dương, gia vị phải được nêm nếm để bù trừ, cân bằng lẫn nhau. Người xưa cho rằng, mọi thứ bệnh tật đều là do sự mất cân bằng âm – dương gây ra, và thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh, giúp cơ thể khỏi bệnh. Chính vì thế, ngũ vị hương càng được ưa chuộng trong ẩm thực truyền thống, với các gia vị tự thân đã là vị thuốc quí, khi kết hợp lại luôn tuân theo nguyên tắc quân bình.
Ngũ vị còn tượng trưng cho năm cung bậc cảm xúc của con người: ngọt ngào, mặn nồng, chua chát, đắng cay trong cuộc đời. Phàm đã sống trên đời, ai cũng phải trải qua năm cảm xúc đó, không thể tránh khỏi. Thưởng thức một món ăn có đủ ngũ vị còn là một sự chiêm nghiệm, mỗi vị lại khơi gợi những ký ức, vừa nhâm nhi vừa nghĩ về những điều đã xảy ra trong đời. Sự hài hòa này chính là tấm gương phản chiếu chính xác hình ảnh con người theo quan niệm xưa.
Ở Ấn độ ngũ vị hương được gọi là mặn, ngọt, chua, cay, đắng
Ở Nhật, ngũ vị hương được gọi là Shichimi Togarashi có đến 7 loại hương vị tạo thành
Thành phần chính của ngũ vị hương bao gồm: hoa tiêu, hồi, quế, đinh hương, thì là.
Cũng nhiều người thường hay thắc mắc rằng liệu chăng bột cà ri và bột ngũ vị hương có phải là một không? Câu hỏi này thường do sự nhầm lẫn của nhiều người trong thành tố của hương liệu tạo nên hai loại bột hỗn hợp này.
Các món ăn ngon sử dụng Ngũ Vị Hương Con Nai:
Cách sử dụng gia vị ướp đồ nướng thơm ngon đậm đà hương vị
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.