Các nàng đã biết cách nêm gia vị chuẩn chưa? Các nàng có mong muốn trở thành đầu bếp tài ba cho gia đình mình không? Hoặc là trở nên tự tin hơn khi đứng bếp nấu mâm cỗ hoặc tiệc tùng? Chỉ cần thực hiện theo công thức và yêu thích gian bếp là được.
Tuy nhiên, chị em đừng quên khâu nêm gia vị là bước rất quan trọng. Chỉ có một bước cuối đó thôi nhưng lại tạo nên “cái hồn” cho món ăn lắm! Làm sao để nắm bắt được cái tuyệt chiêu cuối này bây giờ? Hãy theo chân đầu bếp nhà Vianco nào!
Mẹo ướp nêm gia vị ngon đậm đà như đầu bếp chuyên nghiệp
Gia vị là yếu tố không thể thiếu để tạo nên hương và vị trong mỗi món ăn. Nếu không có gia vị, món ăn đó xem như đổ bỏ. Khi ta ướp gia vị không đúng chuẩn, âm vị món ăn cũng lạc trôi. Đó chính là giá trị gia vị. Là người thường xuyên vào bếp nấu ăn, bạn có biết bí quyết để ướp gia vị?
Vào bếp không đơn giản là bạn đổ bột gia vị vào món ăn và chờ đôi ba phút là xong. Đó là cả một bộ môn nghệ thuật phong phú trong nêm nếm. Khi nắm bắt được bí quyết sử dụng, mọi món ăn đều trở nên tuyệt đỉnh. Bạn sẽ trở thành đầu bếp lý tưởng của gia đình mình.
Dựa vào thời tiết
Mỗi vùng miền địa phương đều có các món ăn đặc trưng, ai cũng biết điều đó. Mỗi món khác nhau không chỉ là công thức nấu và cách chế biến. Mà còn là khâu sử dụng gia vị chuẩn sao cho hợp lý.
Hơn nữa, thời tiết khí hậu cũng đã góp phần tạo nên sự khác biệt của món ăn. Bạn có để ý thấy mùa hè chúng ta thường thích ăn món gì thanh mát không? Còn mùa đông hoặc tiết Trời chớm lạnh thì bạn lại thèm ăn lẩu bốc khói nghi ngút? Thời tiết đã can thiệp rất nhiều vào tâm trạng và khẩu vị của chúng ta. Vì vậy, bạn nên nhớ các loại gia vị dùng cho “mùa nào thức nấy” nhé!
Ví như mùa đông thì bạn cần chú trọng các vị cay cay, nóng nóng, hoặc ngòn ngọt. Còn với mùa xuân hoặc hè, thì món ăn có vị chua hoặc gia vị dịu nhẹ lại hấp dẫn!
Theo cách chế biến
Tùy theo cách chế biến của món ăn mà bạn nhất định phải dùng gia vị đơn chất thích hợp. Ví dụ gia vị của món hầm hoặc xào sẽ khác xa với món chiên hoặc quay. Bột tẩm tuyệt đối không thể cho vào món quay, nướng hoặc xào. Món súp hoặc cháo thì càng không cần xốt gia vị.
Phân theo khẩu vị người thưởng thức
Thế nào định nghĩa là một bữa ăn ngon? Đó không phải là chỉ bày biện các món ăn hợp khẩu vị của người nấu. Mà chính là khẩu vị phù hợp với những người thưởng thức. Một cảm giác hài lòng và thích thú khi tận hưởng những món mà bạn nấu.
Khẩu vị thưởng thức Cà Ry của nhà bạn như thế nào?
Đây là yếu tố cơ bản nhất mà bạn cần nhớ đến. Những ai sẽ thưởng thức các món mà bạn sẽ nấu? Gia đình? Bạn bè? Hay các thực khách? Khẩu vị của họ ra sao? Họ thích món có vị “cay xé lưỡi” không? Có người nào thích ăn chua thật chua? Hãy điều chỉnh và gia giảm gia vị đơn chất sao cho phù hợp nhất.
Hiểu trình tự ướp gia vị và nêm gia vị chuẩn
Ngoài việc chọn đúng gia vị thì trình tự tẩm ướp gia vị chuẩn nào vào món ăn cũng rất quan trọng. Có một nguyên tắc ướp món ăn mà bạn không thể nào quên được: mặn, ngọt, thơm và cay. Để đạt đến mức độ các gia vị thẩm thấu trong mỗi món, thì bạn cần hiểu quy trình này.
- Vị mặn: muối, hạt nêm, nước mắm, các loại mắm,…
- Ngọt: các loại đường, mật ong,…
- Thơm: hành tím, tỏi băm, rượu, tiêu (đen), mè, lá thơm,…
- Cay: ớt, sa tế, tiêu,…
- Không mùi: đây là gia vị đặc biệt. Dầu ăn, trứng và bột mì là ba loại gia vị không mùi phổ biến. Bạn chỉ nên cho loại gia vị này vào khâu cuối cùng.
Nếu lượng thực phẩm cần ướp không nhiều, bạn có thể ướp trực tiếp vào món. Trộn một lần trước khi ướp gia vị khô khác vào thì gia vị sẽ đều hơn.
Khi bạn cần ướp lượng thực phẩm với số lượng lớn, thì hãy trộn hỗn hợp gia vị vào chén. Dùng xốt gia vị thì nhanh hơn là bột gia vị. Sau đó, bạn rưới đều lên bề mặt thực phẩm. Hỗn hợp gia vị chuẩn lúc đó sẽ ngấm đều vào thực phẩm.
Xác định khoảng thời gian ướp
Một bí quyết nữa của các đầu bếp 5 sao là họ biết trình tự thời gian ướp gia vị. Họ cũng hiểu được công dụng gia vị sẽ như thế nào khi hòa quyện vào món. Bạn nắm được mẹo nhỏ này là bạn đủ tự tin món mình nấu cũng ngon như đầu bếp nấu.
Thịt heo và gà
Các nàng nên ướp trên 30 phút với tảng thịt lớn và khoảng 10-20 phút với các miếng nhỏ.
Thịt bò và cừu
Nên ướp 10 phút với thịt nguyên khối và khoảng 4-5 phút với miếng nhỏ.
Cá
Ướp khoảng 20 phút với cá sông và cá biển chỉ cần khoảng 5-7 phút là đủ.
Hải sản
Nên tẩm ướp từ 5 đến 15 phút tùy theo loại hải sản. Bạn chỉ cần ướp khoảng 5 phút với tôm còn nguyên vỏ và mực lá dày. Nhưng với tôm đã bỏ vỏ hoặc mực ống, thời gian ướp phải 10 phút. Riêng đối với bạch tuộc, thời gian ướp phải từ 10 phút trở lên
Rau và củ
Chị em hay nghĩ rằng rau và củ không cần phải ướp, đặc biệt là khi nướng. Nhưng có một sự thực là một vài loại cần được nhúng qua với nước xốt gia vị. Vì món ăn sẽ trở nên thơm ngon và thấm vị.
Một số rau củ chỉ cần ướp dưới 5 phút như đậu bắp, ớt chuông, nấm mỡ, hành tây. Nấm đông cô và khoai tây thì cần rắc một chút muối và tiêu trong khi nướng là đã đậm vị.
Nhận biết gia vị không còn sử dụng được
Các nàng có nghĩ rằng gia vị cũng có thời hạn sử dụng không? Nhà Vianco đảm bảo rằng không phải chị em nào cũng biết điều này! Tệ hơn là, không phải nàng nào cũng để ý về thời hạn hay độ an toàn của gia vị.
Dẫu không ảnh hưởng ngay khi ta dùng nhưng về lâu dài thì gia vị sẽ có tác động xấu đến sức khỏe. Làm thế nào để nhận biết gia vị không thể sử dụng được nữa? Nên nhìn thời hạn in trên bao bì và quan sát hiện tượng vật lý.
Các loại gia vị nói chung
Các loại gia vị bán hoàn chỉnh và hoàn chỉnh phải có ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì. Nàng nên tạo thói quen tìm 2 loại thông tin đó mỗi khi mua gia vị. Thời hạn sử dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau. Công nghệ chế biến, thành phần hóa hoc, hình thức đóng gói bao bì, điều kiện bảo quản.
Muối ăn
Muối i ốt hoặc muối ăn thường nếu không bảo quản đúng cách, thì muối sẽ chảy nước. Ngay cả khi bạn đã bảo quản muối đúng cách nhưng để quá lâu thì muối cũng không còn nguyên vẹn. Vị muối lúc đó sẽ có vị đắng chát hoặc mùi hôi rất lạ! Và các nàng biết phải xử lý như thế nào rồi phải không?
Giấm ăn
Lỡ giấm trong nhà có hiện tượng kết tủa hoặc nổi váng (tựa như nấm mốc), thì nàng nên bỏ. Giấm mà có mùi hôi hoặc màu đục thì cũng không còn đảm bảo chất lượng tốt nữa.
Nước tương
Nổi váng cục, kết tủa đục hoặc có mùi khó chịu thì nàng nên đi siêu thị mua vài chai mới là vừa!
Đường trắng
Vón cục, chuyển qua màu vàng, có vị chua là đường cần loại bỏ mà không cần suy nghĩ!
Sẽ ra sao nếu tiếp tục dùng gia vị “không còn an toàn”?
Vì gia vị bán hoàn chỉnh chỉ chiếm lượng nhỏ trong món ăn nên ta khó nhận ra ngay tác hại. Các nàng chỉ chú ý đến gia vị đó khi nấu có ngon hay không. Tuy nhiên, gia vị sẽ có tác động đến sức khỏe về lâu dài. Tùy theo mức độ “hư hỏng” của gia vị mà độ an toàn cũng tỉ lệ nghịch. Giá trị gia vị khi đó cũng giảm.
- Nếu vừa hết hạn thì gia vị vẫn chưa chuyển hóa thành chất độc
- Nếu để lâu hoặc bảo quản không đúng cách, gia vị có mùi hôi, kết tủa, nổi váng, đục. Gia vị đã bị nhiễm khuẩn.
- Ăn vào sẽ bị buồn nôn, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm. Hậu quả lâu dài là ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và ngộ độc mãn tính.
Bảo quản đúng chuẩn để gia vị trọn vẹn
Muối
Bạn cho một ít gạo vào muối để muối luôn khô ráo. Hoặc đặt một mảnh giấy thấm nước dưới đáy hũ đựng muối. Không đặt hũ muối ở nơi ẩm ướt hoặc có ánh nắng chiếu trực tiếp (nơi có nhiệt độ cao).
Nguyên tắc bảo quản gia vị khô là phải để nơi khô thoáng và tránh ánh nắng
Tiêu đen
Đặt tiêu trong hũ kín có đậy nắp. Nếu không có hũ, thì bạn nên để trong túi. Túi nilon hoặc túi có zip đều được. Miễn là miệng túi phải chặt để bảo quản tiêu bên trong. Tuyệt đối không để tiêu ở nơi ẩm ướt.
Giấm
Bạn đựng giấm trong chai hoặc hũ (vật liệu là thủy tinh hoặc nhựa PET/Polyetylen). Sau đó, nên đặt hũ giấm ở nơi khô thoáng và tránh ánh nắng.
Hành và tỏi
Nếu gian bếp nhà nàng thoải mái, thì hãy treo hành tỏi ở nơi khô thoáng. Hoặc đặt ở trong túi nilon khô nếu gian bếp hơi hẹp.
Gừng
Cho gừng vào thau có chứa cát và vùi gừng vào đó. Ngoài ra, nàng có thể cho gừng vào trong giấy bạc và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Ớt
Ớt có thể mang đi sấy khô và dùng lâu dài. Với ớt tươi, thì các bạn có thể để bên ngoài (nhiệt độ phòng). Tuy nhiên, ớt sẽ nhanh hỏng. Nàng để ớt trong tủ lạnh nếu đó là những trái ớt tươi. Với ớt bột hoặc ớt đã sấy khô, thì chúng ta để trong hũ kín.
Chanh
Bảo quản trong tủ lạnh (bỏ vào túi khô và sạch). Có một cách hay khác để bảo quản chanh là quấn nó trong giấy. Hoặc đơn giản nhất là nàng để vào trong túi nilon và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Đường
Cho 1 lát bánh mì khô vào hũ đựng đường là cách bảo quản không phải chị em nào cũng biết. Có một cách hay khác là hãy đậy lên miệng hũ bằng 1 mảng túi nilon. Cột quanh miệng hũ bằng dây thun để kiến không bò lên. Đặt hũ ở nơi khô ráo và thoáng mát.
Tuyệt chiêu trở thành “trùm nấu ăn”, nêm gia vị sao cho trọn món
Công thức nấu ăn thì có đầy đủ trên sách báo và Internet. Nhưng muốn trở thành “trùm nấu ăn” với hội bạn thân hay gia đình, thì nàng cần phải dùng chiêu. Chiêu gì? Chiêu ở đâu? Chiêu ở đây chính là dùng các sản phẩm của nhà ViancoFoods nhé!
Có Vianco – nấu món gì cũng ngon khó cưỡng!
Đầu bếp nhà Vianco có đầy đủ các loại gia vị nấu các món truyền thống và hiện đại. Các nàng cần nấu món bò kho trứ danh của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn? Chỉ cần một gói bột bò kho của ViancoFoods hoặc xốt bò kho dầu ViancoFoods là đủ. Hoặc gia đình nàng thèm cái hương vị bún bò của xứ Huế? Một gói bột bún bò Huế nhẹ nhàng của ViancoFoods là trọn vẹn rồi!
Trở thành “trùm nấu ăn” cho cả nhà tưởng khó mà hóa ra dễ dàng lắm các nàng ơi. Cứ nấu theo công thức của nhà Vianco và dùng các sản phẩm ViancoFoods là được. Nàng muốn “đổi gió” nấu món mới? ViancoFoods sẵn sàng chia sẻ hàng vạn mẹo vặt nấu ăn ngon. Chỉ cần đặt hàng và luôn nhớ đến chúng tôi nhé!
XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH VIANCO
- Trụ sở: 451/5 Nguyễn Trãi, phường 7, quận 5, Tp.HCM
- Điện thoại: (+84-28) 3923 6265 – (+84-28) 3750 7355
- Email: info@giavivietan.com
- Trực tuyến: https://www.facebook.com/VIANCO.VIETAN/ hoặc https://tiki.vn/cua-hang/vianco-gia-vi-viet-an