Theo định nghĩa của các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà khoa học, gia vị là các hợp chất được cho vào món ăn nhằm tạo các kích thích tích cực lên các giác quan của con người.

Gia vị có thể tồn tại dưới dạng gia vị đơn chất, thực phẩm, rau thơm, tinh dầu, gia vị khô,… Ngoài “đánh thức” các giác quan, gia vị còn giúp hệ thống tiêu hóa của chúng ta hoạt động tốt hơn. Đó chính là giá trị gia vị.

Các loại gia vị chuẩn cần có trong ẩm thực Việt 

Trong ẩm thực, gia vị luôn giữ vai trò chủ chốt. Nếu không có gia vị, món ăn trở nên nhạt nhẽo đến khó nuốt. Đặc biệt ở Việt Nam, không có gia vị như thiếu áo ấm trong ngày đông giá rét. 

Gia vị tạo nên linh hồn của món ăn

Có khá nhiều loại gia vị khác nhau, từ hoàn chỉnh cho đến gia vị bán hoàn chỉnh. Mỗi loại lại mang một vẻ riêng biệt. Làm thế nào để phân biệt được các loại gia vị?

Phân loại gia vị chuẩn dựa theo tính chất

Khi căn cứ vào tính chất và giá trị gia vị, thì chúng ta có tổng cộng 7 nhóm:

  • Vị mặn:thường có xì dầu, nước tương, muối, các loại mắm. Nhìn chung, tất cả các gia vị mặn đều được căn cứ từ muối để đánh giá độ mặn. Phần lớn các gia vị trong nhóm này (trừ muối) đều có hàm lượng đạm đáng kể.
  • Ngọt: thường có mạch nha, mật ong và đường. Nhóm gia vị này có thành phần chủ yếu là các loại đường. Đường mía thì có Saccaroza, mật ong thì có chứa Fructoza, Glucoza và Mantozo.
  • Chua: thường có giấm, khế, dọc, sấu và me. Thành phần chính của gia vị chua là các axit hữu cơ và có tác dụng đẩy nhanh tiến trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác trong cơ thể.
  • Đắng: thường có trong các vỏ họ nhà cam và nước hàng. Vị đắng trong các loại trái cây đó cũng có trong tinh dầu. Đầu bếp dùng gia vị đắng để khử tanh nguyên liệu và là chất xúc tác kích thích ngon miệng cho người thưởng thức.
  • Cay: thường có ở các loại tiêu, gừng và ớt. Vị cay tạo kích thích mạnh trên đầu lưỡi chúng ta và đôi khi hòa quyện vào hương vị món ăn, giúp món càng thêm hấp dẫn. Thông thường, gia vị cay thường ở trạng thái tươi hoặc bột gia vị.
  • Loại có hương thơm (tạo mùi thơm cho món ăn): thường có ở hành, tỏi, thì là, rau mùi, rau thơm.
  • Gia vị hỗn hợp: thường là bột húng lìu, bột cà ri, ngũ vị hương, dầu hào, sa tế, tương cải, mằn xì.

Dựa theo cấu tạo

Ngoài tính chất, thì các bạn có thể phân loại gia vị dựa trên cấu tạo của chúng như dạng tinh thể, dạng bột Vianco, dạng lỏng,…

  • Tinh thể: muối, đường, hạt nêm, bột ngọt (mì chính)
  • Thể lỏng: nước mắm, xì dầu, nước tương
  • Dạng bột (còn gọi là bột gia vị): bột cà ri, bột húng lìu, bột quế, bột nghệ,…Có thể tìm hiểu thêm các loại gia vị ViancoFoods tại đây.
  • Quả tươi: ớt, hạt tiêu, sấu, khế,…
  • Lá hoặc vỏ: thì là, rau mùi, rau thơm, vỏ cam, vỏ chanh, vỏ quế chi,…
  • Dạng củ: tỏi, riềng, nghệ, gừng, hành,…
  • Dung dịch hỗn hợp: mẻ, giấm bỗng, dầu hào, sa tế, mần xì, tương, dầu. Ngoài ra, gia vị bán hoàn chỉnh cũng thuộc nhóm này.

Xốt bò kho dầu ViancoFoods là gia vị ở dạng hỗn hợp

Gia vị chuẩn phân theo nguồn gốc

Chúng ta dựa trên nguồn gốc gì để phân loại gia vị? Đó chính là nguồn gốc từ thiên nhiên (từ thực vật, động vật, lên men vi sinh,…) để có nhiều loại gia vị chuẩn

 Nguồn gốc thực vật

  • Các loại lá: có hành hoa, rau răm, hẹ, húng thơm, húng quế (còn gọi là húng chó), cúc tần, nguyệt quế, ngò (còn gọi là rau mùi), ngò gai, tía tô, thì là, lá chanh-ổi, lá đinh lăng, cần tây, tỏi tây, hương thảo, kinh giới, rau ngổ,…
  • Loại trái: mắc mật, chanh, bưởi, ớt, thảo quả, dứa xanh, khế chua, me, dọc, sấu, chuối xanh,…
  • Những cây có hạt: tiêu, ngò, dổi,…
  • Các cây dạng củ: sả, riềng, gừng, tỏi, hành tây, hành củ, nghệ, kiệu,…
  • Một số loại thuốc như: cam thảo, dưa muối, táo tàu, kỷ tử, sa nhân, sâm,…
  • Hoặc dạng sốt: mayonnaise, kem, húng lìu,…   

Từ Động Vật

  • Nhóm gia vị có nguồn gốc động vật là các loại mắm hoặc các loại nước mắm, các gia vị được chế biến từ thịt động vật và tinh dầu của động vật.
  • Các loại làm mắm như: mắm tôm, mắm tép, mắm rươi, mắm cáy, mắm cua đồng, mắm ba khía, mắm tôm chua,…
  • Được làm từ cá: cá thu, cá cơm, cá chẽm, cá đối, cá ngát,….
  • Các loại tinh dầu làm từ động vật: cà cuống, long diên hương, phèo, túi mật của một số động vật, bơ động vật, dầu hào, mỡ heo,…
  • Một số thịt động vật được lấy chất ngọt như tôm nõn và cá sung đã được chế biến thành bột gia vị.

Gia vị lên men vi sinh

Mẻ, giấm thanh, cơm rượu, rượu trắng, rượu vang cũng là gia vị đơn chất để nêm nếm một số món ăn. 

Nhóm gia vị có nguồn gốc vô cơ 

Nhóm gia vị có nguồn gốc vô cơ thường là axit citric (tạo ra chao), muối ăn, đường, bột ngọt, bột canh, đường thắng,…cũng được xem là gia vị chuẩn dùng trong nhiều món ăn. 

Gia vị khô là gì?

Gia vị khô là danh từ chỉ gia vị ở trạng thái nguyên thủy, có gốc từ thực vật (các loại hạt hoặc đậu) và chưa sơ chế. Nếu gia vị khô có được sơ chế thì nó cũng đã chuyển thành trạng thái đã sấy khô. Vì vậy, dù ở trạng thái nào thì gia vị khô vẫn được xem là gia vị đơn chất có tính chất đặc trưng. 

Gia vị khô có rất nhiều loại, bạn sẽ thường gặp nhiều nhất là tiểu hồi, tiêu (đen hoặc trắng), húng quế, lá nguyệt quế, hạt carom, bạch đậu khấu, ớt bột, hẹ, rau mùi, đinh hương, hạt thì là của Ai Cập, cỏ thì là, bột cà ri, bột ngũ vị hương, mù tạt xanh và mù tạt vàng,…

Mọi người thường nghĩ rằng dùng gia vị khô sẽ khó nấu hơn gia vị tươi vì họ nghĩ gia vị khô cần thời gian để chuyển trạng thái và ngấm vào món ăn. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể dùng gia vị khô thay thế vào các món ăn và hương vị vẫn vẹn nguyên. Chỉ cần bạn cho đúng liều lượng của mỗi món ăn như đầu bếp Vianco hướng dẫn sử dụng ViancoFoods

Công dụng của các loại gia vị chuẩn đối với sức khỏe  

Gia vị chuẩn không chỉ giúp món ăn thêm thơm và ngon, mà còn tăng dưỡng chất cho mỗi bữa cơm và tốt cho sức khỏe cả gia đình mình. Thế giới ẩm thực Việt của chúng ta có nhiều món ăn thì công dụng gia vị cũng đa dạng không kém (quế, bạch đậu khấu, nghệ, hương thảo,…). 

Tiêu làm ấm cơ thể

Các loại tiêu giàu hàm lượng các chất protein và carbohydrate. Khi đi vào cơ thể, hai nhóm này sẽ chuyển thành nhiệt lượng giúp lưu thông khí huyết, bổ thận và tăng cường tuần hoàn máu. Cơ thể ta sẽ ấm lên do nhiều nhiệt lượng từ các hạt tiêu. Tiêu dùng để chữa cảm hàn, làm toát mồ hôi và vừa làm ấm bụng. 

Bột tỏi giúp ngăn ngừa ung thư

Tỏi ngăn ngừa ung thư và tăng cường hệ miễn dịch 

Dù tỏi có mùi hắc và hơi khó ăn, nhưng mỗi tép tỏi lại rất giàu Sulfur (chất có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn). Tỏi còn chứa chất Allicin nên nó có khả năng chống ung thư và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Trong tỏi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt khác như mangan, kẽm, vitamin B6 và vitamin C. 

Hành lá chống tiểu đường 

Hành lá là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn. Nó giàu chất xơ, vitamin A, vitamin B12, vitamin K, Flavonoid, đồng và kali. 

Lợi ích của hành lá có rất nhiều (tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, giải cảm, chống ung thư), nhưng tiêu biểu nhất là kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa chứng tiểu đường. Do có hợp chất lưu huỳnh, hành lá giúp giảm lượng đường trong máu và bạn khó bị tiểu đường. 

Nghệ kháng viêm 

Nhờ có curcumin (thành phần chính trong nghệ), tính chống viêm của củ nghệ rất mạnh. 

Theo y học cổ truyền của người Ấn, nghệ có khả năng giảm đau cho các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân không phải lạm dụng các chất giảm đau gây nghiện. Ngoài ra, chỗ sưng phù nề của họ cũng giảm đáng kể khi dùng nghệ đều đặn. 

Có nhiều nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, hoạt chất curcumin hoạt động y hệt như thuốc giảm đau tự nhiên và ngăn cản các phần tử gây viêm cho các tế bào trong cơ thể. 

Quế và hồi có tác dụng giảm đau 

Quế và hồi là những thảo dược khá quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Đối với ông bà ta ngày xưa, công dụng gia vị này vừa làm gia vị cho các món ăn-thức uống và là vị thuốc quý. 

Trong giới y học cổ truyền phương Đông, quế và hồi chữa được nhiều bệnh vặt như tiêu chảy, đau bụng (trong thời gian bị hành kinh nguyệt), buồn nôn, đầy hơi, cảm lạnh, cải thiện tuần hoàn máu và giảm đau. 

Gừng giải cảm

Gừng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là chống vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Vì vậy, khi có dấu hiệu bị cảm cúm, các bạn nên uống trà gừng để giải cảm. Hoặc chế biến món ăn nào nhất thiết phải có gừng là gia vị

Bên cạnh giải cảm, gừng còn hỗ trợ tăng cường thể lực. Gừng giúp loại bỏ các tạp chất trong cơ thể, giảm các cơn đau mãn tính và làm dịu dạ dày. 

Giấm táo và giấm gạo cân bằng độ pH

Giấm là gia vị quen thuộc với người Việt và thường dùng là nguyên liệu khử mùi hoặc muối rau-củ-quả. Một số món ăn rất cần có giấm như bò nhúng giấm, xà lách trộn (theo kiểu người Việt),…Người ta thường dùng giấm táo hoặc giấm gạo. 

Giấm táo và giấm gạo có chứa nhiều axit acetic, protein, enzyme, chất chống oxy hóa, axit amin, K, P, Ca, Mg, Cu, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin E, Pectin, Bioflavonoid và một số vi khuẩn có lợi cho cơ thể. 

Giấm táo hoặc giấm gạo thường có độ pH khoảng 4,5-5,5 nên có khả năng trung hòa độ pH trong cơ thể ta. Khi dùng một trong hai loại giấm này thường xuyên, bạn sẽ cảm thấy nếp nhăn mờ đi, làn da mềm mại và tươi trẻ. 

Hành tây và hành tím chống oxy hóa

Hành tây và hành tím đều giàu vitamin C, canxi và có khả năng chống oxy hóa cực cao. Ngoải ra, anh em nhà họ Hành đều có khả năng kháng khuẩn và kháng vi rút. Hành tím có lớp vỏ đậm bên ngoài và thường được trộn với các món rau sống hoặc các món nhúng với giấm. Hành trắng có hương nhẹ hơn và thường dùng để xào các món ăn. 

Mật ong hỗ trợ tiêu hóa

Mật ong điều tiết chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Ăn hoặc uống mật ong mỗi ngày kích thích tiêu hóa làm việc tốt và loại bỏ tình trạng đầy bụng khó tiêu sau ăn. Hãy tưởng tượng mật ong như cái máy hút bụi đặt trên sàn nhà bạn: nó quét sạch “rác” trong đường ruột một cách hiệu quả. 

Mật ong còn chứa Hydrogen Peroxide, chất này có tác dụng phá hủy thành tế bào của vi khuẩn. 

Ớt cải thiện hệ tuần hoàn 

Ớt cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa. Mặc dù có vị cay, nhưng công dụng gia vị này lại giúp cơ thể ta cải thiện hệ tuần hoàn má. Ớt giúp ngăn ngừa xảy ra các biến chứng nguy hiểm do tim. Bạn có thể dùng ớt tươi hoặc bột ớt chuẩn hương vị của thương hiệu đáng tin cậy như ViancoFoods,…

Gia vị bán hoàn chỉnh Vianco và các sản phẩm ViancoFoods 

Có nhiều loại gia vị (muối ăn, nước mắm, các loại mắm, tiêu, ớt, các loại rau thơm, hành, tỏi,…). Chúng  thường được cho trực tiếp vào thực phẩm (trước, trong hoặc sau quá trình chế biến) hoặc cho gián tiếp. 

Gia vị chuẩn Vianco

Hiểu giá trị gia vị và sử dụng đúng loại thể hiện sự khéo léo của đầu bếp. Nhưng nếu không phải là đầu bếp mà bạn vẫn muốn trổ tài nấu nướng cho gia đình và bạn bè? Vậy thì hãy nhờ sự trợ giúp từ đầu bếp Vianco.

Các sản phẩm ViancoFoods đã có mặt trên thị trường ẩm thực Việt hơn 60 năm qua. Mang đến nhiều loại gia vị cứu nguy cho biết bao chị em. Đa dạng gia vị từ hoàn chỉnh cho đến gia vị bán hoàn chỉnh. Chị em tha hồ mà chọn lựa Vianco và nấu món mà gia đình mình thích.

Các bạn có thể tìm mua các sản phẩm của ViancoFoods ở bất cứ chợ hay siêu thị nào, bao gồm cả trên Tiki nữa nhé!

Để lại một bình luận