Công Dụng:
Bột ngò hay còn gọi là bột rau mùi, bột ngò rí là loại bột được làm bằng cách xay nhuyễn hạt rau mùi (ngò rí) khô. (Ngò)
Hạt ngò khô hiệu Vianco là một trong những sản phẩm được nhiều người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm tốt, chất lượng. Với việc sử dụng công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn iso 2018, hạ tngò được sấy khô, không pha lẫn tạp chất, sử dụng nguyên liệu thuần túy thiên nhiên.
Đặc Tính:
Theo dân gian, hạt mùi có tác dụng thông đại tiểu tiện, trị phong tà, phá mụn độc và làm lành các chứng mụn lở.
Bột ngò, bột rau mùi, bột ngò rí thường được các nhà nội trợ sử dụng làm nguyên liệu nêm nếm, cũng như sử dụng là một thành phần không thể thiếu được khi làm món phở.
*xem thêm nước súp phở*
Trị bệnh trĩ: Khi bị mắc trĩ, lòi rom, chảy máu dùng hạt mùi sao thơm, tán thành bột, hòa với chút rượu, uống khi đói. Mỗi lần uống khoảng 7g, sau vài lần uống sẽ thấy kết quả.
Chữa khó tiêu, đau bụng: Sau khi ăn hay bị đau bụng nhâm nhẩm thì lấy một nắm lá mùi sắc với 10g vỏ quýt, uống khi còn ấm.
Chữa cảm cúm: Bị sốt, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, sắc hạt mùi uống ngày 2 lần. Hạt mùi không phòng được bệnh sởi mà chỉ có công dụng hỗ trợ chữa bệnh sởi.
Trị chứng kiết lỵ: Khi bụng bị quặn đau, buồn đi đại tiện nhưng không đi được, lấy một vốc hạt mùi, sao thơm, tán nhỏ rồi cho uống ngày 2 lần khoảng 7g, nếu lỵ ra máu thì uống với nước đường, lỵ đàm thì uống với nước gừng, giã vắt lấy nước.
Tiêu chảy ra máu: Lấy hạt mùi sao thơm, tán nhỏ, uống ngày 2 lần, mỗi lần 7g với nước sôi.
Giun chui ống mật: Hạt mùi giã nhuyễn, thêm nước 300ml, nấu đặc uống ngay sẽ hết bệnh.
Kháng khuẩn: Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Nội vụ Beria, Bồ Đào Nha được đăng tải trên Tạp chí Medical Microbiology. Về thành phẩn hóa học, trong rau mùi có 93,3% nước, 2,6% protid, 0,7% glucid, 1,8% xenluloza, nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C (140mg%). Trong hạt mùi có nước, từ 16 – 18% protid, 13 – 15% lipid, 38% xenluloza, 13% chất không nito và khoảng 1% tinh dầu. Tinh dầu hạt là một chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt, vị cay, có mùi thơm đặc biệt.
Nghiên cứu trên chỉ rõ, dầu rau mùi có khả năng phá hỏng màng tế bào vi khuẩn, ức chế các quá trình thiết yếu của vi khuẩn như quá trình hô hấp, cuối cùng dẫn đến cái chết của tế bào vi khuẩn. Do đó, dầu rau mùi có tác dụng kháng khuẩn.
Sau khi ăn hay bị đau bụng nhâm nhẩm thì lấy một nắm lá mùi sắc với 10g vỏ quýt, uống khi còn ấm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.