Gừng giải cảm cực kỳ hiệu quả, được xem là “thần dược” trong gian bếp. Là một trong những loại gia vị dễ tìm, dễ mua, dễ trồng. Trong căn bếp mỗi gia đình đều có sẵn ít nhất một củ gừng để nấu ăn, pha trà giải cảm,…Vậy gừng có những công dụng tuyệt vời như thế nào? Cùng Vianco khám phá nhé!

Cách pha trà gừng giải cảm 

Trà gừng không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa, mà còn có tác dụng giải cảm vô cùng hiệu quả. Có thể phối hợp gừng với các nguyên liệu như: chanh, sả, quế, mật ong,… giúp tạo nên một thức uống tốt cho sức khỏe và giải cảm hiệu quả. 

Công thức 1: 

2 muỗng Bột Gừng Vianco + ½ trái chanh vàng + 3 nhánh sả + 2 muỗng mật ong 

Công thức 2

2 muỗng Bột Gừng Vianco + 2 muỗng Bột Quế Vianco + 2 muỗng mật ong 

Bột Gừng Vianco với thành phần từ gừng 100%, thích hợp để nấu ăn và pha trà gừng. Dạng bột dễ hòa tan, dễ sử dụng và có thể thay thế gừng tươi. Vianco – 65 năm Gia Vị Thiên Nhiên có mặt tại thị trường Việt Nam, đã trở thành người bạn thân thiết đồng hành cùng gian bếp Việt bao thế hệ.

Cách pha trà gừng giải cảm

Công dụng tuyệt vời từ gốc đến ngọn

Công dụng tuyệt vời của gừng đến từ gốc cho tới ngọn

Là cây có chiều cao trung bình khoảng từ 10cm-12.5m, phần thân và rễ gừng sẽ phát triển thành củ. 

Lá gừng có mùi thơm, được dùng làm nguyên liệu trong các món ăn như cá om lá gừng, ốc hấp lá gừng, vịt xào lá gừng… 

Rễ gừng có vị cay nồng, tính ấm nên được sử dụng để ngâm rượu xoa bóp. 

Thân gừng có mùi thơm, có thể dùng làm nước xông trị cảm mạo hoặc làm gia vị trong các món hấp cực kỳ hấp dẫn.

Gừng đồng hành cùng mọi gian bếp với nhiều công dụng tuyệt vời

Với vị cay, tính ấm và hương thơm độc đáo đến từ tinh dầu tự nhiên, trong đó quan trọng nhất là chất gingerol. Đây chính là hợp chất quan trọng nhất giúp gừng có những đặc tính sinh học đặc biệt.

Trong ẩm thực, gừng giúp khử mùi tanh thịt cá và mang lại hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn. Có rất nhiều món ăn khi thiếu đi gừng sẽ không thể có được hương vị trọn vẹn. Chẳng hạn như: gà kho gừng, vịt kho gừng, sườn kho gừng, cá hấp gừng, ốc hấp lá gừng,…

Ngoài ra, vị cay và thơm nhẹ của gừng cũng làm tăng thêm hương vị đặc trưng cho các món như hủ tiếu sa tế bò, cá lóc chiên giòn xốt sả ớt, cá trê chiên giòn chấm nước mắm gừng,…

Trong Y Học, gừng được xem là một loại thuốc quý với nhiều công dụng tuyệt vời. Gừng được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn, diệt vi khuẩn có hại, chống viêm khớp, tăng sức đề kháng, chữa cảm cúm vô cùng hiệu quả. Gừng chính là khắc tinh của các loại bệnh cảm.

Bạn có biết gừng có bao nhiêu loại?

Ở Việt Nam ta, có 2 loại Gừng chính: Gừng Trâu và Gừng Sẻ (Gừng Dé).

Gừng Trâu thường có củ lớn, ít nhánh và có vân nhạt, Gừng Trâu được dùng nhiều trong sản xuất mứt, bánh kẹo, sản xuất trà gừng,…

Gừng Sẻ thường có củ nhỏ, nhiều gân và mùi thơm đặc trưng, có hàm lượng tinh dầu zingiberen cao hơn gừng tươi thông thường và được tận dụng để chế biến món ăn và nước uống, chẳng hạn như trà gừng, một loại nước uống giải cảm cực kỳ hiệu quả.

Có 2 loại: Gừng Trâu và Gừng Sẻ

Là một gia vị không chỉ có nhiều công dụng trong ẩm thực mà còn là “thần dược” rất tốt cho sức khỏe, gừng giải cảm vô cùng hiệu quả. Cả nhà nhớ thường xuyên bổ sung gừng vào những món ăn hằng ngày của gia đình mình. Và đừng quên uống một ly trà gừng vào mỗi buổi sáng để giúp chúng ta có một tinh thần thoải mái để học tập, làm việc và tăng cường sức đề kháng nhé!

Trả lời